Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Kỷ Niệm 30/4 : Một Niềm Vui, Ba Nỗi Buồn

Hôm nay 30-4 năm 2011, 36 năm đã trôi qua, thời gian tưởng là làm nhạt nhòa ký ức, nhưng hình ảnh hệ quả của 30-4 nó còn hiện rõ từng chi tiết trong đầu. Không phải vì Tôi cố nhớ nó, mà 30-4 với những hệ quả kéo dài đến hôm nay, chính nó đã buộc thằng Tôi phải nhớ nó. Và Tôi đã nhớ rất rõ cái cảm xúc của một niềm vui và ba nỗi buồn của riêng Tôi với ấn dấu 30-4-1975. 
Với Tôi, biến cố 30- 4 đầu tiên là một niềm vui không thể nhầm lẫn. Vui vì cuộc chiến tương tàn, dài đăng đẳng đầy man rợ phi nghĩa  đã chấm dứt. Chiến tranh, dù vì bất cứ lý do gì, nguyên nhân nào đều ghê tởm, không chỉ vì nó tàn phá làng mạc, đất đai, tàn sát nhân mạng, mà chính vì nó  tàn hủy nhân tính, băng hoại con người. Chiến tranh chỉ có lợi cho bọn bất nhân, vì nó luôn là cái cớ cho não trạng độc tài  quân phiệt phát huy bản năng thú vật của loài thượng đẳng hai chân, và cuối cùng chiến tranh muôn đời luôn luôn là trò làm tiền của bọn gian manh bất nhân , đúng như tướng thủy quân lục chiến Mỹ ông Smedley Butler (1881-1940) đã vạch ra trong bài diễn thuyết “chiến tranh là trò làm tiền gian manh” (War is a Racket). Chiến tranh  nó ghê tởm đến độ đại tướng Eisenhower, người từng chỉ chỉ liên quân đồng minh trong thế chiến thứ hai và sau này là tổng thống thứ 34 của Mỹ, đã phải thốt ra:
 Tôi căm ghét Chiến Tranh chỉ vì Tôi là một người lính từng sống trong đó có thể ghét, chỉ vì là người đã thấy sự tàn bạo của nó, sư vô ích của nó, sự ngu xuẩn của nó....... Từng khẩu súng được chế tạo, từng chiến hạm ra khơi, từng trái pháo được bắn đi, biểu hiện trong một ý nghĩa cuối cùng là một hành động ăn cắp của những người đói khổ mà không có ăn, của những người chết rét mà không có mặc..(I hate war as only a soldier who has lived it can, only as one who has seen its brutality, its futility, its stupidity.......Every gun that is made, every warship launched, every rocket fired, signifies in the final sense a theft from those who hunger and are not fed, those who are cold and are not clothed. Four Star-General-President of The USA, Dwight D. Eisenhower)
Không những vậy, với tư cách là vị tướng kinh nghiệm dày dạn, nếm đủ mùi chiến tranh tàn bạo, một tổng thống của quốc gia hùng mạnh còn sót lại sau thế chiến, trong bài diễn văn từ biệt hết nhiệm kỳ, giã từ chính trường, Ông đã cảnh báo người Mỹ và thế giới về hiểm họa chiến tranh do bọn đầu cơ kỹ nghệ vũ khí tiến hành. Bọn trục lợi và sùng bái quyền lực sẽ tạo chiến tranh bằng mọi cách.
Vì thế, Tôi không chỉ vui mừng hơn cả những người lính ngoại nhân tham chiến còn sống sót trở về quê hương của họ, mà còn vui mừng chúc lành cho họ, đã còn có thể sống sót trở về đoàn tụ với thân nhân gia đình, dù biết chắc rằng sau cuộc chiến man rợ phi nghĩa đó, nhiều cuộc đời con người đã không thể còn toàn vẹn được nữa.
Đó chính là lý do Tôi vui mừng khi biến cố ngày 30-4-1975 xảy đến. Tôi kinh tởm chiến tranh. Chỉ có vậy thôi.
Tôi không còn là người đần độn bị ám hữu bởi chủ nghĩa ái quốc, quốc gia dân tộc, cho nên cái lý cớ “thống nhất đất nước” với tôi, nó không chỉ thừa thãi vô ích mà còn đê tiện và nguy hiểm. Bởi hôm nay đây, không chỉ những con người ở những xã hội dân chủ văn minh người ta rời bỏ nơi này để sống ở nơi khác phù hợp với hạnh phúc của họ hơn, rồi đôi lúc quay trở lại thăm quê cũ như là một du khách bình thường và hạnh phúc; mà người Việt nam hôm nay, khi có điều kiện cũng đang hành xử như thế, và cũng rất hạnh phúc chính đáng. Hơn thế nữa, không chỉ ở cương vị cá nhân con người tự tại, thoát khỏi căn bệnh ái quốc ái quần tổ quốc tổ cò, mà ngay cả ở mức độ một cộng đồng xã hội, người ta cũng không nhất thiết bị ràng buộc pháp lý  hay tinh thần với mảnh đất hay cái tên của một hiện thể chính trị  quốc gia, chỉ vì họ được sinh ra ở đó một cách ngẫu nhiên không có chọn lựa.  Như QueBec trưng cầu dân ý để tách ra khỏi Canada, hay Vermont đang tiến hành vận động trưng cầu dân ý tách ra khỏi Mỹ, hoặc Đài Loan muốn độc lập tách hẳn khỏi Trung Quốc v.v Người ta đã tiến xa hơn, tầm nhìn rộng hơn với giá trị NHÂN PHẨM làm nền tảng, và người ta chỉ trân trọng tìm đến mảnh đất nào , liên đới với xã hội nào có chủ trương vinh danh Con Người, chăm chút nhân phẩm và hạnh phúc tự do của thành viên, của công dân, thì đó là đất nước của họ. Đó là chưa kể những tổ quốc tổ cò đã biến mất như tổ  quốc “Liên Xô vĩ đại”.
Cho nên, ví giả mà nói, đừng vì những trò chính trị bẩn thỉu bất nhân của bọn đầu nậu quyền lực như Hồ ,Diệm, Nga, Mỹ v.v cứ để “nước Nam” và “nước Bắc” độc lập mà sống, mà phát triển theo năng lực ý thích của mình, chẳng cần thống nhất thống nhéo gì, miễn đời sống tự do dân chủ hạnh phúc là tốt. Nếu giả như bây giờ Viêt Nam có tách làm 3 để MỌI NGƯỜI ĐƯỢC SỐNG tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, Tôi ủng hộ cả cuộc đời tôi cho nhu cầu VÀ MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG này. Bởi Tôi cũng đang thấy trước mắt Tôi, nơi Tôi đang sống, những con người dù có cùng văn hóa ngôn ngữ, nhưng thành lập những quốc gia xã hội khác nhau mà không cần thống nhất, như Ấn, Hồi, Bangladesh, Anh Mỹ, Canada, Tân Tây Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore v.v Người ta sống vui hơn hạnh phúc hơn, tự do hơn, ý nghĩa hơn, và xứng đáng hơn! Chứ chẳng mất mát hay đau khổ gì khi “xa tổ quốc tổ cò , hay thiếu vắng tổ tiên, dân tộc  giống nòi gì  cả”. Đó là chưa nói nhiều lúc phải đánh vào mặt thằng "tổ quốc tổ tiên" để thoát khổ đau, thoát nô lệ như Mỹ, như Úc như Đài Loan v.v  Người ta sáp lại, nối kết với nhau khi nhu cầu cần thiết để cùng xây dựng một xã hội tốt hơn vì nhau và cho nhau,  và  chỉ bằng  sự tự nguyện đồng thuận, chứ không bằng bạo lực cưỡng ép áp đặt. Bạo lực không bao giờ đưa đến điều gì tốt đẹp. Đấy, cái  tính “thống nhất bằng bạo lực” qua sự man rợ bịp bợm của chủ nghĩa ái quốc dân tộc, nó làm cho tôi có nỗi buồn thứ nhất về ngày 30-4.
Chính cái tính ái quốc dân tộc bịp bợm này, càng ngày nó càng làm con người có cái tên Việt Nam cứ càng xa nhau, thù nhau “đậm đà bản sắc dân tộc” hơn trước nữa. 
Ngay sau 30-4-75, cũng nhân danh bảo vệ tổ quốc, an ninh tổ quốc, những thằng chiến thắng từ mảnh đất phía Bắc đã cai trị kẻ đồng bào bại trận của nó  ở phía Nam như cai trị thuộc địa chiếm đóng. Thái độ hành xử thực dân cai trị trong một đất nước này kéo dài cho đến bây giờ chưa thôi.
Đảng CSVN, Nó và một số người dân cùng quan điểm với nó, hành xử với người miền Nam bại trận bằng cả phong cách và chính sách chiếm đóng và cưỡng đoạt; Nó chia thành phần, vùng miền trong mọi lãnh vực sinh hoạt của đòi sống xã hội miền Nam sau 30-4 1975. Chính sách xét duyệt LÝ LỊCH được TẬN DỤNG và TRIỆT ĐỂ trong mọi lãnh vực.
Và những thằng bại trận bỏ chạy cũng vậy, cũng vẫn nhân danh ái quốc tổ cò, dù đã thành công dân xứ người,  cũng phân chia thành phần vùng miền ngay trong cái thóm hỏm sinh hoạt nơi xứ người, để rồi hành xử co cụm thu hẹp trở thành nhỏ bé , đố kỵ, và hung tợn bạo ngược với lá cờ ba que đã thành tấm giẻ rách. Nhưng đám người bại trận bỏ chạy bày vẫn cứ nhân danh tổ quốc ba que giẻ rách để thành lập một “đại công ty chính nghĩa chống cộng” chuyên phao tin đồn và nhân danh “đại nghĩa chống cộng” hung hăng đòi chỉ đạo can thiệp vào đời sống xã hội người Việt Kiều, dù càng ngày càng yếu đi sau 36 năm. Trong đất nước Viêt nam một bọn bán khai bạo ngược toàn trị với thể chế độc tài tư bản phong kiến. Bên ngoài bọn tàn dư Ngụy ngục thiết lập thể chế chống cộng chuyên trị tung tin đồn và hoang tưởng.
Nỗi buồn thứ hai, nếu có thể tách ra được, nhưng kỳ thực nó cũng chính là sự nối dài của nỗi buồn thứ nhất. Đó là sau 30-4-1975, thay vì là một cơ hội mới để xóa sổ những ngu xuẩn và hận thù giả dối để  KHỞI CÔNG XÂY DỰNG LẠI XÃ HỘI và CON NGƯỜI có cái tên hiện thể là VIỆT NAM, tất cả đã bắt đầu “nền hòa bình thống nhất” bằng sự TRẢ THÙ.
Sự trả thù trong chiến tranh đã là man rợ tàn độc, nhưng sự trả thù trong “hòa bình và thống nhất” thì quả thật nó đã phơi bày sự ti tiện và bạo ngược đến cùng cực của tính man di bán khai nơi con người và chế độ của đảng CSVN. Cả một nửa đất nước xã hội bị đối xử như bày nô lệ bị chiếm đóng, dĩ nhiên những cá nhân thành phần của chế độ Ngụy chắc chắn phải lãnh nhận sự trả thù này nặng nề và nhãn tiền! Tất cả con người miền Nam, kể cả một số những thành phần từng theo tập kết ra Bắc, bị tước đoạt trần truồng từ vật chất đến tinh thần, không còn một chút gì dính lại là hình dáng Con Người . Nhà nước chính phủ thiết lập những đối sách cai trị đi từ sự ngờ vực, đố kỵ họ, sợ hãi họ, rồi soi mói rình mò họ, và trù dập đủ kiểu. Còn anh em bè bạn thân quyến, sau hơn 20 năm cách biệt, khi “đoàn tụ” lại nhẫn tâm bất lương ăn cắp hết phần còn lại, không chỉ là của cải vật chất, mà ngay chính những tình cảm con người nhỏ bé thân thuơng nhất còn xót lại sau cuộc chiến, cũng bị "đồng bào thân nhân thuộc phe chiến thắng" lưu manh trơ trẽn cuỗm đi, nhiều khi rất sống sượng, trong những ngày tháng đầu của 30-4. Và rồi tất cả người Việt Nam sau đó vài năm, họ, tất cả, bị đặt vào một thể chế, mà để tồn tại trong đó như một sinh vật, họ phải quay ra ăn cắp của nhau, lừa đảo thật sống sượng, chà đạp lên nhau thật bất nhân... không kém phần man rợ của Cải Cách Ruộng Đất là bao xa, thời kỳ mà anh em cha mẹ vợ chồng bè bạn  triệt hạ nhau phi nhân tính!
Sau 30-4 vài năm, một số lớn người Viêt Nam đi vượt biên, và sự trả thù ti tiện này họ đã không để lại nơi đất nước Viêt Nam cho cái chế độ Độc tài đảng trị, họ đem theo và vẫn tiếp tục tiến hành bởi những thằng lính, gã công chức thất trận. Chúng nó đẩy đòn thù lên gần như bất cứ ai không phủ phục chúng nó, từ trên đảo tị nạn tạm cư, cho đến khi đã định cư tại một quốc gia khác. và việc ăn cắp những niềm tin vào tình người , vào nhau, dù nhỏ bé nhất tiếp tục xảy ra, nhân danh tự do, tị nạn, và chống cộng.
Nỗi buồn cuối cùng, chẳng qua cũng là hệ quả của hai nỗi buồn trước nó, chính là sự phá sản băng hoại toàn diện nhân trí của những con người có nhãn hiệu Việt Nam. Những gì còn có thể gọi là chân, là thiện là mỹ, còn sót lại trong thời chiến tranh, đặc biệt là niềm hy vọng cuối cùng không chỉ là vào “hòa bình, thống nhất,” mà vào chính phần lương tâm con người tối thiểu của nhau,  tất cả cũng đã bị hoàn toàn tiêu hủy sau 30-4. Hệ quả của nó kéo dài đến hôm nay, sau 36 năm, xã hội Việt Nam và con người Viêt Nam dù đã bị THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU mở tung ra, và khoác vào cho họ cái áo vật chất văn minh hoành tráng dù là giả tạo, nó càng làm lộ rõ nét bán khai vô nhân tính của toàn thể xã hội và con người. Tất cả vội vã, chen lấn, chà đạp lên nhau để gom góp và tích lũy của cải, vội vã luống cuống tiêu thụ ngây ngô  và vụng về hưởng thụ.
Trong khi đó, cũng sau 36 năm, những kẻ ra đi sống chung với văn minh và nhân bản, cũng không khá hơn, mà còn băng hoại hơn, cũng chỉ vì bám víu vào hận thù và quyền lực, vào chủ nghĩa ái quốc dân tộc, vào ấn tượng sai lệch và sai lầm của 30-4. Toàn bộ thế hệ đi trước của cả hai phe đối nghịch nhau đã tiêu diệt cơ hội hướng thiện, vươn lên của thế hệ đi sau.  
Việt Nam hôm nay, đã có hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn du học sinh, đầu tư nước ngoài, và  có  một đội ngũ khoa bảng được đào tạo từ các trường đại học hàng đầu của nhân loại, nhưng não trạng trống rỗng và bần tiện hơn, lanh vặt và lưu manh hơn, có phương pháp hơn. Bởi lớp người này chỉ dùng phương tiện khoa bảng để kiếm cơm và tìm quyền lực. Bên ngoài Viêt Nam, thế hệ thứ hai, thứ ba của những kẻ thất trận bỏ chạy và ra đi, cũng có khoảng trên dưới hàng trăm ngàn khoa bảng chuyên gia, nếu chưa muốn nói là tổng quát là con số hàng triệu có cử nhân là căn bản. Thế nhưng tòan bộ sinh hoạt tinh thần xã hội, giá trị dân sự vẫn là con số không!!!
Thế hệ cha mẹ họ, và thể chế chính trị, thật sự hay giả tạo, nếp sống xã hội của cha mẹ họ áp đặt, đã ăn cắp đi đức tính cần thiết đam mê kiến thức, đam mê ý nghĩa, giá trị cuộc sống trong con người của họ mất rồi. Chỉ còn lại QUYỀN và LỢI với cái triết lý ngu ngục hạ cấp “khôn chết, dại chết, biết sống.”
36 năm, dù đã quá chậm trễ để xóa sổ làm lại, nếu tính theo một đời người, một thế hệ. Nhưng với tính nối dài miên tục của một xã hội, một đất nước, và cả tiến trình nhân loại này, thì việc xóa sổ cái sai cũ để khởi đầu tiến hành cái mới tốt đẹp không bao giờ sớm, và chẳng bao giờ muộn màng hết cả. Phải xóa sổ hết những ám hữu của những định kiến cũ để khởi đầu xây dựng nhận thức về một xã hội dân sự của những con người có tên là Viêt Nam. Xây dựng sự nhận thức về chính giá trị tự thân, tức là xây dựng lại NHÂN TRÍ để kiến tạo nền DÂN TRÍ cho xã hội.
Và tất cả cũng vẫn phải khởi đầu bằng những nỗ lực từ những cá nhân đơn lẻ đi trước.  Phải can đảm và sáng suốt gác bỏ những ngăn trở do chính mình tự kỷ tạo ra.  Thể hiện rốt ráo tính liên đới trách nhiệm của cá nhân Con Người. Mảnh đất  Con Người Việt nam đang cần được vun xới bằng quả cảm kiên trì và công chính, để những hạt giống nhân bản có thể nẩy mầm, và rồi sẽ thành những cánh đồng bát ngát giá trị tự thân, nơi đó NỀN DÂN CHỦ có TỰ DO BÌNH ĐẲNG  sẽ được xây dựng vững chắc. Hạnh phúc của mỗi cá nhân, của chúng ta, và của cả nhân loại này cũng được xây dựng từ căn bản đó.
30-4-2011
NKPTC  
  
Tham Khảo Thêm:
Diễn văn của Eisenhower, cảnh báo về bọn tập Đoàn Kỹ Nghệ Chiến Tranh.

Military-Industrial Complex Speech, Dwight D. Eisenhower, 1961

Public Papers of the Presidents, Dwight D. Eisenhower, 1960, p. 1035- 1040
My fellow Americans:
Three days from now, after half a century in the service of our country, I shall lay down the responsibilities of office as, in traditional and solemn ceremony, the authority of the Presidency is vested in my successor.
This evening I come to you with a message of leave-taking and farewell, and to share a few final thoughts with you, my countrymen.
Like every other citizen, I wish the new President, and all who will labor with him, Godspeed. I pray that the coming years will be blessed with peace and prosperity for all.
Our people expect their President and the Congress to find essential agreement on issues of great moment, the wise resolution of which will better shape the future of the Nation.
My own relations with the Congress, which began on a remote and tenuous basis when, long ago, a member of the Senate appointed me to West Point, have since ranged to the intimate during the war and immediate post-war period, and, finally, to the mutually interdependent during these past eight years.
In this final relationship, the Congress and the Administration have, on most vital issues, cooperated well, to serve the national good rather than mere partisanship, and so have assured that the business of the Nation should go forward. So, my official relationship with the Congress ends in a feeling, on my part, of gratitude that we have been able to do so much together.
II.
We now stand ten years past the midpoint of a century that has witnessed four major wars among great nations. Three of these involved our own country. Despite these holocausts America is today the strongest, the most influential and most productive nation in the world. Understandably proud of this pre-eminence, we yet realize that America's leadership and prestige depend, not merely upon our unmatched material progress, riches and military strength, but on how we use our power in the interests of world peace and human betterment.
III.
Throughout America's adventure in free government, our basic purposes have been to keep the peace; to foster progress in human achievement, and to enhance liberty, dignity and integrity among people and among nations. To strive for less would be unworthy of a free and religious people. Any failure traceable to arrogance, or our lack of comprehension or readiness to sacrifice would inflict upon us grievous hurt both at home and abroad.
Progress toward these noble goals is persistently threatened by the conflict now engulfing the world. It commands our whole attention, absorbs our very beings. We face a hostile ideology -- global in scope, atheistic in character, ruthless in purpose, and insidious in method. Unhappily the danger is poses promises to be of indefinite duration. To meet it successfully, there is called for, not so much the emotional and transitory sacrifices of crisis, but rather those which enable us to carry forward steadily, surely, and without complaint the burdens of a prolonged and complex struggle -- with liberty the stake. Only thus shall we remain, despite every provocation, on our charted course toward permanent peace and human betterment.
Crises there will continue to be. In meeting them, whether foreign or domestic, great or small, there is a recurring temptation to feel that some spectacular and costly action could become the miraculous solution to all current difficulties. A huge increase in newer elements of our defense; development of unrealistic programs to cure every ill in agriculture; a dramatic expansion in basic and applied research -- these and many other possibilities, each possibly promising in itself, may be suggested as the only way to the road we wish to travel.
But each proposal must be weighed in the light of a broader consideration: the need to maintain balance in and among national programs -- balance between the private and the public economy, balance between cost and hoped for advantage -- balance between the clearly necessary and the comfortably desirable; balance between our essential requirements as a nation and the duties imposed by the nation upon the individual; balance between actions of the moment and the national welfare of the future. Good judgment seeks balance and progress; lack of it eventually finds imbalance and frustration.
The record of many decades stands as proof that our people and their government have, in the main, understood these truths and have responded to them well, in the face of stress and threat. But threats, new in kind or degree, constantly arise. I mention two only.
IV.
A vital element in keeping the peace is our military establishment. Our arms must be mighty, ready for instant action, so that no potential aggressor may be tempted to risk his own destruction.
Our military organization today bears little relation to that known by any of my predecessors in peacetime, or indeed by the fighting men of World War II or Korea.
Until the latest of our world conflicts, the United States had no armaments industry. American makers of plowshares could, with time and as required, make swords as well. But now we can no longer risk emergency improvisation of national defense; we have been compelled to create a permanent armaments industry of vast proportions. Added to this, three and a half million men and women are directly engaged in the defense establishment. We annually spend on military security more than the net income of all United States corporations.
This conjunction of an immense military establishment and a large arms industry is new in the American experience. The total influence -- economic, political, even spiritual -- is felt in every city, every State house, every office of the Federal government. We recognize the imperative need for this development. Yet we must not fail to comprehend its grave implications. Our toil, resources and livelihood are all involved; so is the very structure of our society.
In the councils of government, we must guard against the acquisition of unwarranted influence, whether sought or unsought, by the militaryindustrial complex. The potential for the disastrous rise of misplaced power exists and will persist.
We must never let the weight of this combination endanger our liberties or democratic processes. We should take nothing for granted. Only an alert and knowledgeable citizenry can compel the proper meshing of the huge industrial and military machinery of defense with our peaceful methods and goals, so that security and liberty may prosper together.
Akin to, and largely responsible for the sweeping changes in our industrial-military posture, has been the technological revolution during recent decades.
In this revolution, research has become central; it also becomes more formalized, complex, and costly. A steadily increasing share is conducted for, by, or at the direction of, the Federal government.
Today, the solitary inventor, tinkering in his shop, has been overshadowed by task forces of scientists in laboratories and testing fields. In the same fashion, the free university, historically the fountainhead of free ideas and scientific discovery, has experienced a revolution in the conduct of research. Partly because of the huge costs involved, a government contract becomes virtually a substitute for intellectual curiosity. For every old blackboard there are now hundreds of new electronic computers.
The prospect of domination of the nation's scholars by Federal employment, project allocations, and the power of money is ever present
  • and is gravely to be regarded.
Yet, in holding scientific research and discovery in respect, as we should, we must also be alert to the equal and opposite danger that public policy could itself become the captive of a scientifictechnological elite.
It is the task of statesmanship to mold, to balance, and to integrate these and other forces, new and old, within the principles of our democratic system -- ever aiming toward the supreme goals of our free society.
V.
Another factor in maintaining balance involves the element of time. As we peer into society's future, we -- you and I, and our government -- must avoid the impulse to live only for today, plundering, for our own ease and convenience, the precious resources of tomorrow. We cannot mortgage the material assets of our grandchildren without risking the loss also of their political and spiritual heritage. We want democracy to survive for all generations to come, not to become the insolvent phantom of tomorrow.
VI.
Down the long lane of the history yet to be written America knows that this world of ours, ever growing smaller, must avoid becoming a community of dreadful fear and hate, and be instead, a proud confederation of mutual trust and respect.
Such a confederation must be one of equals. The weakest must come to the conference table with the same confidence as do we, protected as we are by our moral, economic, and military strength. That table, though scarred by many past frustrations, cannot be abandoned for the certain agony of the battlefield.
Disarmament, with mutual honor and confidence, is a continuing imperative. Together we must learn how to compose differences, not with arms, but with intellect and decent purpose. Because this need is so sharp and apparent I confess that I lay down my official responsibilities in this field with a definite sense of disappointment. As one who has witnessed the horror and the lingering sadness of war -- as one who knows that another war could utterly destroy this civilization which has been so slowly and painfully built over thousands of years -- I wish I could say tonight that a lasting peace is in sight.
Happily, I can say that war has been avoided. Steady progress toward our ultimate goal has been made. But, so much remains to be done. As a private citizen, I shall never cease to do what little I can to help the world advance along that road.
VII.
So -- in this my last good night to you as your President -- I thank you for the many opportunities you have given me for public service in war and peace. I trust that in that service you find some things worthy; as for the rest of it, I know you will find ways to improve performance in the future.
You and I -- my fellow citizens -- need to be strong in our faith that all nations, under God, will reach the goal of peace with justice. May we be ever unswerving in devotion to principle, confident but humble with power, diligent in pursuit of the Nation's great goals.
To all the peoples of the world, I once more give expression to America's prayerful and continuing aspiration:
We pray that peoples of all faiths, all races, all nations, may have their great human needs satisfied; that those now denied opportunity shall come to enjoy it to the full; that all who yearn for freedom may experience its spiritual blessings; that those who have freedom will understand, also, its heavy responsibilities; that all who are insensitive to the needs of others will learn charity; that the scourges of poverty, disease and ignorance will be made to disappear from the earth, and that, in the goodness of time, all peoples will come to live together in a peace guaranteed by the binding force of mutual respect and love.

Không có nhận xét nào: