Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

“PHẢI GIÓ” DÂN CHỦ VIỆT NAM


Cuộc cách mạng dân chủ tại vùng Trung Đông bùng nổ làm rung đông tất cả cách chính quyền  độc tài và không những thế còn làm cho cả bọn cầm quyền Âu Mỹ, những chính quyền ủng hộ cho những chế độ độc tài phải điên đầu không biết đối phó ra sao.

Rất nhiều người Việt Nam hy vọng làn sóng này sẽ lan rộng và sẽ lan tới Việt Nam, có thể vì thiếu hiểu biết hoặc cố tình đánh lừa chính mình và quần chúng nên họ đã đưa ra nhưng nhận định  như vậy.  Để thấy được sự sai lầm của nhận định này chúng ta cùng nhau lược sơ về các yếu tố khách quan và chủ quan đưa đến cuộc cách mạng tại Tunisia và Ai Cập. Trong khuôn khổ của bài viết chúng tôi chỉ đi sâu vào Ai-cập vì Ai-cập là điểm quan trọng nhất vể cả chính trị, kinh tế lẫn xã hội trong khối Arab.
Tunisia, Ai Cập cũng như Việt Nam đều bị cai trị dưới một thể chế độc tài công an trị. Trong suốt nửa thế kỷ qua người dân ở các xứ này đã quá cực khổ và chán nản với các chính quyền độc tài, hàng trăm ngàn người đã không ngừng đấu tranh bền bỉ trong suốt thời gian qua, họ thường bị chụp mũ là khủng bố và bị cầm tù, bị thủ tiêu sát hại, hàng chục ngàn người hiện còn đang bị cầm tù. Trong thời gian gần đây họ cũng thường là nạn nhận của chính sách "chống khủng bố toàn cầu" của chính quyền Mỹ liên kết chặt chẽ với những chính quyền độc tài tay chân của Mỹ tại đây. Nhưng  tai Việt Nam thì suốt thời gian bị bọn cầm quyền độc tài cai trị cho tơi nay không hề thấy hoặc chỉ có những cuộc đấu tranh lẻ tẻ không đáng kể.

Với một lịch sử lâu dài  6000 năm người dân Ai Cập đã chống lại nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của những đội quân Thập Tự Chinh vào khoảng thế kỷ thứ  XI và  XII. Cho tới thời thực dân thì bọn Anh, Pháp, Ý và Đức đã ảnh hưởng quyền  lực cai trị và tàn  phá xã hội Ai Cập, tạo ra những nghèo đói và những thế lực chính trị tay sai đế quốc không khác gì tại VN. Trong thời  giải thực thì những chế độ độc tài quân phiệt được dựng lên để tiếp tục quyền  lực cai tri với sự hậu thuẫn của các thế lực Phương Tây. Những băng hoại về lối sống vật chất của Phương Tây đã ảnh hưởng tới xã hội, người ta đua nhau chạy theo lối sống này không khác gì VN hiện nay. Sự xung đột giữa văn hóa Đông và Tây đã tạo ra những cuộc đấu tranh của các nhóm Hồi Giáo chống lại văn hóa Tây Phương, tiêu biểu là Saayd Qutb và nhiều trí sĩ khác. Họ đã quy tụ được hàng trăm ngàn người tại Ai Cập và phong trào đấu tranh của họ đã lan rộng ra các nước trong khối A-rập. Họ đã là mối lo ngại chính cho các chính quyền độc tài thân Tây Phương và vì vậy họ đã bị bắt cầm tù, bị tra tấn dã man và thậm chí bị giết chết không cần toà án. Từ đó cũng không tránh khỏi những nhóm Hồi Giáo cực đoan đã dùng bạo lực để chống lại, và chính điểm này cũng đã là một trở ngại cho những nhóm vận động dân chủ tại những nước Hồi Giáo. Nhiều  cuộc nổi dậy đã bị dập tắt và  những người lãnh đạo bị tàn sát hoặc bị ám sát khiến các hoạt động của họ phải lui vào bí mật. Nhưng với sự đấu tranh không ngưng nghỉ họ đã tạo nên được những sức mạnh, cụ thể là  nhà  cầm quyền đã phải lui bước và  nhượng bộ. Kết quả là họ đã tạo ra được phe đối lập và những đảng phai chính trị công khai và bán công khai (nhóm Hồi Giáo Huynh Đệ là một ví dụ). Ngay từ rất sớm họ đã ý thức được công cuộc đấu tranh vận động xã hôi và đã quy tụ được giới sinh viên và trí thức. Họ đa đi vào quần chúng để giúp đỡ bằng cách xây trường học, trạm y tế, mở các văn phòng luật... để giúp đỡ tầng lớp dân nghèo. Bằng những hành động cụ thể này họ đã cho thấy người dân cần phải có ý thức tương trợ lẫn nhau để xây dựng xã hội. Trái ngược lại với xã hội Việt Nam chúng ta, khi đất nước lâm nguy thì đám học thức khoa bảng cơ hội cấu kết với nhà nước để cầu vinh đua nhau bóc lột dân lành. Tổ chức Huynh Đệ này bị cấm tham gia chinh trị vì  lý do mang màu sác nền  tảng tôn giáo. Nhung chinh họ đã giúp đỡ rất nhiều  trong việc vận động và  phối hợp các thành phần  trong xã hội để hướng tới một công cuộc cách mạng dân chủ sâu rộng.

Một ví dụ cụ thể tại Ai Cập nữa là anh Wael Said Abbas Ghonim, một lãnh đạo trong những nhóm đấu tranh trẻ tuổi của Ai Cập, người  mà đã thành công trong viec vận động quy tụ được con số 400 ngàn người  xuống đường. Đặc biệt anh Wael Said Abbas Ghonim là một thanh niên 30 tuổi, là  chủ tịch công ty Google tại Ai Cập, có vợ và  con, anh và  gia đình  có một cuộc sống rất tốt nhưng vì công cuộc  đấu tranh dân chủ của dân mình anh đã sẵn sàng hy sinh ngay cả hạnh phúc và  mạng sống của mình  để  cùng người  dân xuống đường . Anh Ghonim đã lên TV tuyên bố thách thức chính quyền là họ có thể bắn chết anh ta và  người  biểu tình chứ không thể ngăn chặn được nguyện vọng tu do của người  dân Ai Cập lúc này. So sánh với Việt Nam thì  chung ta không có những yếu tố này. Ngược lại thì  chúng ta có một đội ngũ chống cộng hải ngoại hô hào suông chỉ biết tố cáo CS mà  không có tác dụng gì. Khoảng 100 năm trước cụ Phan Châu Trinh đã nói đừng có dùng cái lối nương náu ngoại bang để rung chuông gõ trống, mà phải trở về ẩn náu trong thôn dã, hô hào quốc dân đồng bào, đồng tâm hiệp lực đánh đổ cường quyền áp chế, ắt là thành công.  . ấy vậy mà con cháu đâu có nghe, cứ hy vọng vào  các thế lực ngoại quốc se giúp đưa dân chủ, tự do đến cho VN. Khi không bán viu được ngoại quốc nữa thì  hy vọng vào thành  phần  ”phản tỉnh, cấp tiến” trong Đảng sẽ thay đổi hệ thống chính trị và ĐƯA hay CHO dân chủ đến cho nhân dân, và  cứ thế vòng vo vớ vẩn luận lý lung tung.

Bọn cầm quyền các nước phương tây và Mỹ muốn đưa dư luận quần chúng hiểu về cuộc cách mạng tại Tunisia và Ai Cập là do tình trạng khủng hoảng kinh tế tại các nước này và biến cuộc cách mạng này thành cuộc cách mạng cơm áo gạo tiền để làm mất đi sự chính đáng của nó. Thật ra hiện tượng này cũng chỉ là kết quả của bất cứ một xã hội độc tài nào khi dân chủ thiếu vắng thì mọi lãnh vực trong xã hội sẽ từ từ suy sụp và dẫn đến băng hoại. Nếu lý do của cuộc cách mạng xay ra bởi vì tình trạng khủng hoảng kinh tế thì Việt Nam cũng như rất nhiều nước tại Châu Phi da phải xẩy ra  cuộc cách mạng như tại Tunisia và Ai Cập từ trước đây rất lâu rồi. 

Nguồn thông tin đại chúng ở những nước này cũng hoàn toàn là thông tin một chiều, tất cả những thông tin nào không có lợi cho bọn nhà nước đều bị ngăn cấm và chúng dùng mọi biện pháp để ngăn chặn cũng như bắt bớ tất cả những ai muốn mang đến cho quần chúng thông tin trung thực. Chúng làm mọi cách để đàn áp mọi tiếng nói đối lập - nhằm ngu muội người dân, để người dân phục tùng quyền lực của bọn chúng một cách tự nguyện.

Xét qua những yếu tố và nguyên nhân chính tại. Tunisia và Ai Cập thì chúng ta thấy Việt Nam không có một phong trào dân chủ chứ chưa nói đến là có một cuộc cách mạng dân chủ như tại hai quốc gia trên.

Có những người cho rằng tại Ai Cập và Tunisia bị một tên độc tài tham quyền cố vị thống trị nên người dân tại đây dễ dàng lật đổ một tên độc tài, còn ở Việt Nam thì do môt đảng độc tài lãnh đạo chúng thay nhau chức vụ lãng đạo nên lật đổ một tên đôc tài dễ hơn là một đảng độc tài. Điều này sai từ trong căn bản vì nếu vậy thì Băc Hàn, Cu Ba  phải có cuộc cách mang như tại Ai Cập và Tunisia rồi vì Bắc Hàn và Cu Ba cũng bị lãnh đạo bởi một tên độc tài tham quyền cố vị. Hơn thế nữa nếu chúng ta nhìn lại những đứa con của những tên đang cai trị tại Việt Nam bọn chúng đang nắm những chức vụ gì trong bộ máy chính quyền hiện nay, thì chúng ta thấy rõ trên thực tế tại Việt Nam cũng không khác gì tại Ai Cập và Tunisia cũng chỉ là một tập đoàn gia đình trị. 

Còn nếu Việt Nam chỉ vì lãng đạo là một đảng độc tài nên không có cuộc cách mạng dân chủ, nêu ai lập luận như vậy thì thật ấu trĩ. Mubarak và tập đoàn đảng NDP đã cai trị tại Ai Cập trong suốt 30 năm qua với sự ủng hộ của cả khối Tây Phương và Mỹ. Cơ quan an ninh của Ai Cập do Suleiman cầm đầu  được  cả CIA và Mossad trợ giúp, bắt bớ và bỏ tù các thành phần bất đồng chính kiến không khác gì những nhà nước độc tài CS nào.

Lật đổ chế độ độc tài Mubarak chỉ là bước ngoặc đánh dấu cho công cuộc đấu tranh dân chủ tại Ai Cập. Cuộc đấu tranh này sẽ còn tiếp diễn và liên tục đến khi một chính quyền thực sự do chính người dân đứng lên và kiểm soát được nó. Hiện tại các phe nhóm chính trị tài phiệt vẫn còn đó với đầy đủ tiền tài vật chất và trợ giúp của Phương Tây, và nó đang chỉnh sửa bộ mặt để tiếp tục mưu đồ nắm quyền thống trị. Dân Ai Cập đã nhận ra giá trị sống TỰ DO của mình để có cuộc cách mạng này thì chúng ta cũng có thể hy vọng là họ sẽ thành công và không để bị bất cư ai lừa bịp họ nữa. Xin chúc lành cho nhân dân Ai cập

Chúng ta cũng nên nhớ chính quyền Mỹ và Tây phương cũng luôn lạm dụng những  phong trào đấu tranh dân chủ  của người  dân tại các nư
ớc độc tài  để tạo áp lực với các bạo chúa nhằm nắm đầu các tên bạo chúa này để Mỹ có thể điề

u khiển phục vụ cho  lợi ích của tài phiệt Mỹ chứ không vì lợi ích cho nền  dân chủ ở các xứ này.


Để có được cuộc cách mạng thì những yếu tố căn bản phải có và qua những điểm nhận định về cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập thì Việt Nam không thể có được cuộc cách mạng dân chủ chủ như của Ai Cập và Tunisia trong thời điểm này cũng như trong tương lai gần.

Quang Tùng, Thiên Chương

Không có nhận xét nào: